Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao cơ thể của chúng ta xuất hiện những phản ứng nhất định? Điều này bắt nguồn từ cơ chế phản xạ của con người. Trong đó, có 2 loại phản xạ đó là phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Vậy thế nào là phản xạ có điều kiện và không điều kiện?
Thế nào là phản xạ không điều kiện?
Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có. Những phản xạ này vốn là bẩm sinh, không cần phải học tập hay rèn luyện. Hầu như ai cũng có những phản xạ có điều kiện tự nhiên như vậy.
Có rất nhiều phản xạ không điều kiện tự nhiên của con người. Loại phản xạ này phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ bị kích thích.
Chẳng hạn, khi hít phải không khí có nhiều bụi, chúng ta thường bị hắt hơi. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể, không có chủ ý nhất định.
Thế nào là phản xạ có điều kiện?
Khác với phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể. Phản xạ có điều kiện là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và không ngừng rút kinh nghiệm theo thời gian.
Phân loại phản xạ có điều kiện
Dựa vào kích thích tác động đến cơ thể mà người ta có thể phân loại phản xạ có điều kiện thành các dạng dưới đây.
Phản xạ có điều kiện tự nhiên
Phản xạ có điều kiện tự nhiên là loại phản xạ hình thành khi có những điều kiện tự nhiên tác động. Nhìn chung, phản xạ này dựa trên kích thích của phản xạ không điều kiện.
Phản xạ có điều kiện nhân tạo
Đây là phản xạ được hình thành dựa trên kích thích của phản xạ có điều kiện và do con người tác động hoặc tạo ra.
Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết
Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết cũng tương tự như phản xạ có điều kiện nhân tạo. Tuy nhiên, đối với loại phản xạ này, phản xạ trước sẽ lưu lại cho phản xạ sau, tạo thành 1 chuỗi các phản xạ có sự gắn kết. Chẳng hạn, phản xạ đứng, đi, chạy hình thành theo chuỗi. Em bé mới sinh không thể thực hiện những hành động này. Tất cả đều là quá trình hình thành và phát triển phản xạ.
Phản xạ có điều kiện và không điều kiện tồn tại và xuất hiện liên tục trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được 2 loại phản xạ này. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và giúp bạn hiểu hơn về 2 loại phản xạ ở người này nhé.
Xem thêm:
Phóng đại (Exaggeration) là gì?