Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

-

Nước ngọt đóng chai có lẽ không còn quá xa lạ trong đời sống của con người. Chúng ta vẫn thường mua những chai nước ngọt và mang theo bên mình để uống. Tuy nhiên, có bao giờ bạn để ý rằng chai nước ngọt không bao giờ được đóng đầy? Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nói trên.

Có nên đóng chai nước ngọt thật đầy?

Nhiều người cho rằng nhà sản xuất không đóng chai nước ngọt thật đầy để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận. Hay nói cách khác, ý kiến của nhiều khách hàng đó là nhà sản xuất đang gian lận và đánh lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy.

Nếu như đóng chai nước ngọt đầy gần miệng, rất dễ xảy ra tình trạng đổ, bể hoặc thậm chí bung nắp. Đó là chưa kể với nước ngọt có ga, lượng ga trong bình sẽ gây nên áp lực lớn.

Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Người ta không đóng chai nước ngọt đầy vì những vấn đề liên quan đến áp suất của chất khí trong chai. Cụ thể, trên mặt thoáng của chất lỏng chứa trong chai có tồn tại 1 lớp chất khí. Nếu như lượng chất lỏng quá đầy, nắp chai dễ bị bật ra.

Đó là chưa kể chất lỏng đựng trong chai còn có hiện tượng nở vì nhiệt. Khi chất lỏng nở ra nhưng lại bị nắp chai cản trở, áp lực lớn sẽ bị hình thành. Do đó mà nắp sẽ bật ra. Trong 1 số trường hợp, tình trạng này gây ra nguy hiểm cho người sử dụng, thậm chí là làm bể vỡ chai.

Những điều thú vị về quy cách nước ngọt đóng chai

Một điểm khá thú vị đối với nước ngọt đóng chai đó là người ta dùng nắp nhựa xoắn đối với chai nhựa. Kết cấu của nắp nhựa này sẽ khiến cho nắp khó bị bung ra kể cả khi môi trường chất lỏng, chất khí bên trong sinh ra áp lực.

Đối với chai thủy tinh, người ta lại dùng nắp kim loại. Nắp kim loại giữ chặt phần đầu chai làm từ chất liệu thuỷ tinh, tránh tình trạng bung nắp. Người ta đã nghiên cứu và lựa chọn những chất liệu này trong việc làm nắp chai nhằm đảm bảo an toàn, giảm đổ vỡ khi vận chuyển.

Các hãng hiện nay đều cân đối lượng chất lỏng trong chai để tránh sự cố bung nắp, đổ vỡ

Như vậy, không quá khó để giải đáp thắc mắc tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy phải không? Chính bởi nguyên nhân kể trên mà nước ngọt, bia, rượu,… đóng chai không bao giờ có thể tích chất lỏng đầy bình. Hi vọng những chia sẻ trên đây có ích cho bạn đọc và giúp bạn có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.

Xem thêm:

Thuyết trình (presentation) là gì?

Định kiến (prejudice) là gì?

Giáo án (lesson plan) là gì? 

Share this article

Recent posts

Popular categories

Recent comments