Đã bao giờ bạn nghe ai đó nói về sự quan ngại hoặc bày tỏ sự quan ngại đối với 1 vấn đề nào đó? Trên thực tế, sự quan ngại rất phổ biến và diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy quan ngại là gì? Quan ngại có tốt hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề kể trên.
Quan ngại là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản, quan ngại là sự kết hợp của quan tâm và lo ngại. Đây là trạng thái lo lắng đối với 1 vấn đề hay 1 người nào đó. Sự quan ngại có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như sự tiêu cực, nguy hiểm của vấn đề.
Ngoài ra, quan ngại cũng có thể xuất phát từ chính chúng ta. Trong trường hợp suy nghĩ nhiều, chúng ta có thể lo lắng quá mức cần thiết.
Những vấn đề đáng quan ngại hiện nay
Trong cuộc sống, những điều đáng quan ngại luôn tồn tại. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến chính trị, y tế, kinh tế,… đang đặt nhiều áp lực lên Nhà nước lẫn nhân dân. Chẳng hạn, những thiết bị y tế không chất lượng, áp lực cạnh tranh quốc tế hay mâu thuẫn, xung đột,… đều là vấn đề đáng quan ngại.
Quan ngại có tốt hay không?
Để khẳng định quan ngại tốt hay xấu, cần phải xét trên cả 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực của sự quan ngại.
Quan ngại theo hướng tích cực
Nếu xét theo hướng tích cực, quan ngại là 1 phản ứng tốt. Khi biết quan tâm và lo lắng về 1 vấn đề nào đó, chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tâm lý, hành vi tốt hơn. Cụ thể, nếu quan ngại về hậu quả của 1 hành vi nào đó, chúng ta sẽ có biện pháp để khắc phục hoặc phòng tránh.
Những người nhận thức được sự quan ngại cũng thường khách quan hơn. Sự chủ quan được giảm đi khi họ nhìn nhận được những nguy cơ tiềm ẩn trong từng vấn đề.
Ngày nay, có rất nhiều quan ngại phát sinh trong những vấn đề khác nhau chẳng hạn như bệnh thành tích trong học đường, cơ quan doanh nghiệp, những hành vi tấn công đời tư, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội.
Quan ngại theo hướng tiêu cực
Tuy vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng nên quan ngại quá mức. Một số vấn đề nếu như nhìn nhận và giải quyết đơn giản sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không cần phải suy nghĩ, bàn luận quá nhiều, gây ra sự căng thẳng cho bản thân lẫn mọi người xung quanh.
Những người thường xuyên quan ngại không chỉ tạo áp lực cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới cách nhìn, hành vi của người khác đối với vấn đề. Vì thế, luôn có sự chọn lọc kỹ lưỡng và tránh quan ngại không cần thiết.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn quan ngại là gì cũng như đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực của sự quan ngại. Nhìn chung, quan ngại không xấu, nhưng nếu chúng ta quá quan tâm, lo lắng đến 1 vấn đề nào đó, chắc hẳn sẽ khiến bản thân cảm thấy nặng nề, khó khăn hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Thao túng là gì? Làm thế nào để nhận ra hành…