Cái tôi là thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến, gắn liền với tính cách, định hướng và hành vi của mỗi cá nhân. Vậy cái tôi (ego) là gì? Cái tôi tốt hay xấu? Làm thế nào để giảm cái tôi? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên.
Cái tôi (ego) là gì?
Cái tôi đã hình thành từ khi con người xuất hiện. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau liên quan đến cái tôi. Nhưng nhìn chung, cái tôi là sự tự nhận thức của một người về giá trị bản thân. Giá trị bản thân bao gồm tư cách, nhân phẩm và giá trị riêng, tạo nên sự khác biệt của bản thân với thế giới bên ngoài.
Cái tôi tốt hay xấu?
Cái tôi có thể được nhìn nhận ở 2 phương diện tích cực và tiêu cực. Do đó, để kết luận cái tôi của con người tốt hay xấu, phải dựa vào thái độ, hành vi của mỗi người.
Cái tôi được nhìn nhận theo hướng tích cực
Nếu hiểu theo hướng tích cực thì cái tôi là sự hãnh diện trong chuẩn mực phù hợp với những giá trị, nhân phẩm. Chúng ta có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp được hình thành và phát triển theo thời gian của chính mình.
Khi nhìn nhận cái tôi theo hướng tích cực, chúng ta sẽ khẳng định giá trị bản thân, không bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh.
Cái tôi được nhìn nhận theo hướng tiêu cực
Tuy vậy, cái tôi vẫn có thể bị hiểu sai và nhìn nhận theo hướng tiêu cực. Khi con người nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm bản thân, chắc hẳn sẽ dẫn tới những hệ luỵ không đáng có.
Khi bạn hiểu sai về giá trị của bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy tự ti hoặc tự tôn. Điều này có nghĩa là bạn không tin vào khả năng, giá trị bản thân hoặc quá tự cao về khả năng của mình. Đây đều là biểu hiện tiêu cực khiến bạn gặp khó khăn, trở ngại trong học tập, công việc.
Làm sao để giảm cái tôi?
Trong 1 số trường hợp, chúng ta cần phải giảm cái tôi của mình xuống để phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội, vị trí trong xã hội. Dưới đây là 1 số cách để giảm cái tôi.
Ngừng so sánh
Trước tiên, hãy ngừng so sánh bản thân với những người xung quanh. Thay vào đó, hãy so sánh bản thân ngày hôm nay với ngày hôm qua, hôm kia. Như vậy, bạn mới thấy mình đã tiến bộ hay vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí là thụt lùi.
Hãy lắng nghe và học hỏi
Lắng nghe và học hỏi là phương pháp hiệu quả để cân bằng cái tôi. Khi thông suốt, hiểu biết, bạn sẽ nhìn nhận vấn đề 1 cách toàn diện, khách quan hơn.
Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ
Những điều bạn nghĩ chưa chắc đã đúng. Tư duy của bạn có thể bị chi phối bởi cái tôi tiêu cực. Cho nên hãy lý trí hơn trong mọi trường hợp.
Tuỳ theo góc nhìn mà mỗi người sẽ có cách hiểu khác nhau về cái tôi (ego) là gì cũng như tính chất tốt – xấu của cái tôi. Trong 1 số trường hợp, chúng ta cần thể hiện và bảo vệ cái tôi của mình. Nhưng cũng có 1 số lúc, giảm bớt cái tôi sẽ mang lại lợi ích cho bản thân lẫn mọi người xung quanh.