Bệnh thành tích (credit mania, credit-driven practice) là gì?

-

Việc hiểu đúng về bệnh thành tích (credit mania, credit-driven practice) là gì sẽ giúp chúng ta tránh được căn bệnh này cùng những hệ quả của nó trong cuộc sống

Trong các tổ chức hiện nay, rất nhiều cá nhân mắc “bệnh thành tích”. Không chỉ các nhân viên, mà ngay cả lãnh đạo cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Vậy bệnh thành tích (credit mania, credit-driven practice) là gì? Mức độ nguy hiểm của nó ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn.

Bệnh thành tích (credit mania, credit-driven practice) là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản, bệnh thành tích là việc ảo tưởng về những thành tích mà mình đã đạt được. Trong học tập, công việc hoặc bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, chúng ta đều đạt được những thành tích nhất định. Điều này không hề xấu nếu như chúng ta trân trọng và dùng thành tích đó để làm động lực tiếp tục cố gắng.

Thay vào đó, lại có 1 số người phóng đại thành tích của mình, xem mình là trung tâm chú ý. Bên cạnh đó, bệnh thành tích còn thể hiện ở chỗ, người bệnh chỉ làm được ít, nhưng lại suy ra nhiều, giấu đi những khuyết điểm, không thừa nhận yếu kém và sự thiếu trách nhiệm của mình.

Bệnh thành tích đang là căn bệnh đáng lo ngại trong xã hội (Ảnh minh họa)

Những hệ quả của bệnh thành tích

Trước tiên, đối với bản thân, hệ quả nghiêm trọng đó là làm giảm khả năng thực sự, tinh thần cầu tiến. Việc tự hào với thành tích đạt được, trong khi những điều đó lại không thực sự xứng đáng, không có giá trị chỉ khiến chúng ta yếu kém so với đồng nghiệp, bạn bè. Nếu cứ tiếp tục kéo dài, cộng với tinh thần không chịu cầu tiến, học hỏi, chắc hẳn sẽ rất khó để làm được điều lớn lao trong tương lai.

Mặt khác, đối với tập thể, căn bệnh này cũng ảnh hưởng không nhỏ. Khi trong tổ chức của bạn chỉ toàn những người mắc bệnh thành tích, làm việc đối phó, không chịu cầu tiến, chất lượng hoạt động sẽ giảm xuống. Đội ngũ trở nên lỏng lẻo, thiếu nhân lực có năng lực thực sự để đảm nhiệm công việc hằng ngày. Nếu không có phương pháp điều chỉnh, giải quyết căn bệnh này, sẽ rất khó để tổ chức tồn tại và phát triển lâu dài.


Đề cao thành tích trong học đường cũng gây nên những vấn đề tiêu cực

Làm thế nào để hạn chế bệnh thành tích trong tập thể?

Trước tiên, hãy bắt đầu từ khâu tuyển dụng. Ngay từ bước đầu tiên, bạn đã có thể chọn lọc ra những người thực sự có tố chất phù hợp. Điều này giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh thành tích.

Bên cạnh đó, hãy luôn đảm bảo thưởng, phạt rõ ràng. Đánh giá đúng năng lực từng người, công nhận nhưng không đề cao quá mức, dễ gây ra tính tự phụ cho nhân viên. Trong trường hợp phát hiện cá nhân bệnh thành tích, hãy có phương pháp loại bỏ phù hợp, nhanh chóng.

Bệnh thành tích (credit mania, credit-driven practice) là gì cần phải được quan tâm và hiểu rõ hơn, khi mà những biểu hiện của căn bệnh này ngày càng rõ ràng tại các tổ chức.

Việc loại trừ căn bệnh này càng sớm càng tốt là chìa khoá để phát triển tổ chức, đồng thời cũng là cách hoàn thiện bản thân theo thời gian. Chúng tôi tin chắc rằng, những chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn những hiểu biết, kinh nghiệm đáng quý để rèn luyện bản thân cũng như phục vụ cho hoạt động tập thể tốt nhất.

Xem thêm:

Đào tạo từ xa (distance education) là gì

Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất

Giáo dục thường xuyên (continuing education) là gì

Share this article

Recent posts

Popular categories

Recent comments