Phản biện là gì? Những cách để phát triển kỹ năng phản biện

-

Có thể bạn không biết, nhưng phản biện là 1 trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Trong học tập, công việc, chúng ta thường phải phản biện để bảo vệ ý kiến bản thân. Vậy phản biện là gì? Làm thế nào để phản biện khoa học, đúng cách? 

Phản biện là gì?

Tư duy phản biện còn được gọi là Critical Thinking. Khi nói tới sự phản biện, có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và lập luận đúng đắn. 

Phản biện rất khác với tranh cãi. Bởi vì trong phản biện, chúng ta sẽ dùng lý lẽ, lập luận để bảo vệ niềm tin, ý kiến hay quan điểm nào đó. Để có thể phản biện 1 cách khoa học, hợp lý, chúng ta phải vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu là những kỹ năng quan trọng và phổ biến hơn cả. 

Tư duy phản biện giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp hơn

Làm thế nào để phản biện đúng cách?

Phản biện để bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình là điều không hề đơn giản. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ về phản biện cũng như rèn luyện kỹ năng sao cho đúng cách nhất.

Rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh

Trước tiên, hãy rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh chóng. Khi phản biện với 1 ai đó, bạn cần phải tiếp nhận, xử lý thông tin và phản biện lại ngay lập tức. Cho nên, quá trình xử lý thông tin, tư duy gần như phải được thực hiện cùng 1 lúc.

Có nhiều cách để luyện tập khả năng tư duy nhanh, chẳng hạn như đọc sách, làm các bài toán đố, thường xuyên tham gia vào các hoạt động thi đua, cạnh tranh.

Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân

Để lập luận tốt, chúng ta cần phải không ngừng trau dồi kiến thức trong những lĩnh vực khác nhau. Để đưa ra lập luận thuyết phục, chúng ta phải hiểu biết sâu rộng về tất cả các lĩnh vực có liên quan hoặc không liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc. 

Khi đưa ra những lý lẽ được xây dựng trên sự hiểu biết toàn diện, bạn sẽ khiến người khác cảm thấy thuyết phục hơn.

Trau dồi kiến thức cho bản thân là điều vô cùng cần thiết

Luôn có cái nhìn khách quan

Muốn có tư duy phản biện tốt, cần phải có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó. Nếu như chỉ nhìn phiến diện, bạn sẽ rất khó đưa ra lý lẽ thuyết phục. 

Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay vào đó là suy nghĩ khách quan theo nhiều chiều. Như vậy, bạn không chỉ đưa ra được những lập luận có sức nặng, mà còn nhận ra được điểm chưa hợp lý trong lập luận của đối phương.

Tập thói quen đặt câu hỏi

Khi giải quyết một vấn đề, bạn có thể đặt ra những câu hỏi xoay quanh. Đây là mấu chốt giúp nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ. Hơn nữa, khi tranh luận với người khác, bạn cũng sẽ tư duy tốt hơn và tránh được những ý kiến phiến diện.

Sơ đồ hoá các ý kiến

Đừng quên sơ đồ hoá các ý kiến của bạn. Trên thực tế, nhiều người có hàng ngàn ý tưởng, nhưng lại không biết làm thế nào để sắp xếp và ghi nhớ toàn bộ. Sơ đồ các ý kiến sẽ là giải pháp tuyệt vời cho bạn trong trường hợp này.

Không chỉ trong học tập, làm việc, mà ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng cần biết phản biện là gì. Không phải ai cũng có khả năng phản biện giống nhau. Vì thế, hãy tìm ra phong cách phù hợp cũng như rèn luyện theo thời gian nhé.

Xem thêm:

Phúc khảo là gì? Khi nào nên phúc khảo?

Trình độ chuyên môn là gì? Những yếu tố để đo…

Tư duy (thinking) là gì? Làm thế nào để có tư…

Share this article

Recent posts

Popular categories

Recent comments