Hacker là thuật ngữ xuất hiện khá lâu. Nhưng nghề nghiệp này vẫn chưa bao giờ hết hot. Có thể nói, hacker là những người có đầu óc thiên tài, tư duy nhạy bén.
Nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về hacker là gì, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất.
Hacker là gì?
Trước đây, khi nghe tới cái tên hacker, người ta chỉ nghĩ tới việc ăn cắp thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế, hacker đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, có ích cho cộng đồng hơn như thế.
Hacker còn được gọi là tin tặc. Họ hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính. Nhờ đó mà có thể viết hoặc chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính.
Với kiến thức, kỹ năng máy tính, họ có thể thực hiện các hoạt động lập trình, quản trị mạng, bảo mật theo mục đích tốt hay xấu.
Những công việc của hacker
Công việc của hacker rất đa dạng. Trong đó, có những công việc mang ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Danh sách công việc dưới đây dành cho hacker chân chính.
Kỹ sư an ninh mạng
Hệ thống mạng thường xuyên đối mặt với những tác động nguy hiểm, ảnh hưởng tới an ninh. Trong đó, không thể không kể đến phần mềm độc hại, virus, tấn công DoS, DDoS,…
Kỹ sư an ninh mạng có trách nhiệm kiểm soát, bảo vệ hệ thống mạng của cá nhân, công ty, doanh nghiệp,… Ngoài ra, với kiến thức, kỹ năng vững về công nghệ thông tin, kỹ sư mạng còn đưa ra, cải tạo giải pháp bảo mật thích hợp.
Chuyên gia phân tích phần mềm độc hại
Nhiệm vụ của chuyên gia là phân tích, vô hiệu hoá các phần mềm độc hại. Để thực hiện được, cần có kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ lập trình, hệ thống máy tính vững.
Trưởng phòng bảo mật thông tin (CISCO)
Tương ứng với cương vị trưởng phòng, CISCO đảm nhận trách nhiệm to lớn hơn. Họ giám sát toàn bộ tổ chức, điều hành tổng quát. Trong trường hợp có cuộc tấn công nhỏ hay lớn, đều chuẩn bị và phân công nhiệm vụ hợp lý nhất.
1 hacker để trở thành trưởng phòng bảo mật thông tin cần phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật. Đồng thời, phản ứng nhanh nhạy, tư duy sắc bén cũng cực kỳ cần thiết.
Cách phòng tránh bị đánh cắp
Đánh cắp thông tin là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nếu như muốn bảo vệ thông tin của mình 1 cách an toàn nhất, hãy sử dụng những thiết bị lưu trữ thông tin an toàn. Một số thiết bị có thể kể đến gồm thanh USB, điện thoại thông minh, thẻ nhớ Flash, thiết bị NAS, ổ đĩa, băng từ,…
Ngoài ra, mã hoá ổ đĩa cũng là cách làm thông minh để phòng tránh nguy cơ thông tin bị đánh cắp. Hãy luôn cập nhật phần mềm diệt virus và bảo mật Internet.
Điều quan trọng khi thông tin bị đánh cắp thì nên liên hệ ngay đến các cơ quan hay CTy có kiến thức về bảo mật thông tin để khắc phục lỗi.
Hacker là gì và công việc này là tốt hay xấu? Có lẽ, để trả lời chính xác nhất, cần phải dựa trên những khía cạnh khác nhau. Tất nhiên, sự ra đời của công việc này còn cho chúng ta thấy sự cần thiết của kiến thức về IT. Bên cạnh đó, hãy luôn cẩn thận, bảo mật, phòng tránh bị đánh cắp thông tin nhé.