Chân lý (Truth) là gì? Ý nghĩa của chân lý trong cuộc sống

-

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phấn đấu để hướng tới những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, con người không ngừng cải thiện bản thân để hành động vì mục đích chân lý. Chân lý là gì? Tại sao yếu tố này lại có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta như vậy?

Chân lý là gì?

Hiểu 1 cách chính xác, chân lý (Truth) là những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Sự phù hợp của những tri thức này đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Chẳng hạn, Trái Đất quay quanh mặt trời; mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây,… đều là những chân lý có cơ sở. Người ta đã chứng minh những nhận định kể trên là chính xác, phù hợp với thực tiễn.
Mọi chân lý đều có tính khách quan và cụ thể. Có nghĩa là, những chân lý được tìm ra đều phù hợp với thực tại trên góc độ khách quan. Không thể dựa vào ý kiến chủ quan để kết luận chân lý.

Mỗi chân lý đều rất cụ thể, vì chúng phản ánh sự vật, hiện tượng trong điều kiện không gian, thời gian xác định. Các điều kiện này cũng chính là cơ sở để chỉ ra sự phù hợp của chân lý với thực tiễn.
Chân lý thường tồn tại ở dạng tương đối và tuyệt đối. Chân lý tương đối chưa phản ánh đầy đủ thực tại khách quan, trong khi đó, chân lý tuyệt đối lại phản ánh đầy đủ.

Ý nghĩa của chân lý trong cuộc sống

Chân lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống khoa học, xã hội cũng như đối với cá nhân mỗi người.

Chân lý hỗ trợ con người thực hiện hoạt động thành công, hiệu quả

Chân lý là những điều đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Do đó, con người có thể ứng dụng những chân lý đó trong những lĩnh vực cuộc sống. Đây là chìa khoá giúp chúng ta dễ đạt được thành công và sự hiệu quả cao hơn.

Chân lý góp phần phát triển thực tiễn

Chân lý và thực tiễn gắn liền với nhau. Giữa 2 khái niệm này có sự liên kết chặt chẽ. Vì thế, chân lý phát triển nhờ thực tiễn và ngược lại. Muốn thúc đẩy thực tiễn phát triển tích cực theo thời gian, không thể bỏ qua yếu tố chân lý.

Chân lý là cốt lõi phát triển tri thức, nhân cách con người

Nếu như thái độ, hành vi của con người được xây dựng dựa trên chân lý, thì tri thức, nhân cách của họ cũng sẽ phát triển theo hướng tích cực. Tất nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ vận dụng của mỗi người.

Chân lý được vận dụng rất nhiều trong thực tiễn cuộc sống

Tại sao cần bảo vệ chân lý?

Chân lý là những tri thức phù hợp với thực tiễn, đã được chứng minh, kiểm nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có những thành phần bác bỏ hoặc không công nhận chân lý. Điều này đi ngược lại quy luật thực tiễn, kìm hãm sự phát triển của khoa học – xã hội.

Vì thế, bảo vệ chân lý như là cách để bảo vệ công trình nghiên cứu, kiểm nghiệm, phát triển chân lý trong thực tiễn của con người.

Chân lý trở thành kim chỉ nam cho thái độ sống, hành vi của mỗi con người trong cuộc sống. Vì thế, hiểu được chân lý là gì cũng như không ngừng theo đuổi để bảo vệ lẽ phải là mấu chốt cốt lõi mà con người nên hướng đến. Hi vọng, bạn cũng sẽ tìm được con đường riêng để theo đuổi và bảo vệ chân lý của mình.

Xem thêm:

Concept là gì? Gợi ý cách lên concept hay

Thực dụng là gì? Người thực dụng là người thế nào?…

Nhân văn (Humanities) là gì? Làm sao để nhân văn? Ý…

Share this article

Recent posts

Popular categories

Recent comments