Trình độ chuyên môn là gì? Những yếu tố để đo lường trình độ chuyên môn

-

Có thể nói, trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng mà hầu hết các công ty đều tìm kiếm ở những nhân viên của mình. Đây là chìa khoá để nhân viên làm việc hiệu quả, chính xác cũng như xử lý vấn đề phát sinh hợp lý. Vậy trình độ chuyên môn là gì? 

Trình độ chuyên môn là gì?

Hiểu 1 cách khái quát, thì trình độ chuyên môn là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ vào môi trường làm việc. Các kiến thức, kỹ năng, thái độ này phải liên quan tới lĩnh vực được yêu cầu.

Nói đến trình độ chuyên môn, người ta thường yêu cầu khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng hiệu quả, thái độ tích cực. Đây là mấu chốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trình độ chuyên môn phần nào thể hiện giá trị, vị trí của bản thân. Cho nên, những người có trình độ cao trong 1 lĩnh vực này đó thường rất được đề cao. 

Trình độ chuyên môn là mấu chốt để làm việc hiệu quả

Trình độ của mỗi người không giống nhau. Việc rèn luyện, phát triển và tự đánh giá bản thân theo thời gian là hết sức cần thiết. Hay nói cách khác, mỗi người nên có sự cầu tiến để phát triển trình độ của mình, thay vì tự mãn với nó.

Những yếu tố để đo lường trình độ chuyên môn

Để đo lường trình độ chuyên môn, có nhiều cách khác nhau. Nhưng thông thường, người ta dựa vào 3 yếu tố quan trọng dưới đây.

Nào cùng chúng tôi khám phá.

Kiến thức và kỹ năng liên quan tới lĩnh vực chuyên môn

Trước tiên, để đánh giá trình độ của 1 người xét trên chuyên môn nào đó, thì kiến thức, kỹ năng là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu. Chẳng hạn, người làm trong lĩnh vực kế toán thì phải có kiến thức vững về kế toán. Kỹ năng yêu cầu kèm theo bao gồm xử lý số liệu, chứng từ. Họ cũng phải có khả năng nhạy bén trước những con số hơn so với người bình thường.

Ngoài kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn, chúng ta cũng nên bổ sung hiểu biết về các lĩnh vực xoay quanh. Chẳng hạn, 1 người quản lý sẽ được đánh giá cao hơn khi hiểu biết về kế toán, kiểm toán lẫn marketing, tâm lý,… thay vì chỉ duy nhất mảng quản trị.

Nắm vững và phát triển chuyên môn bản thân là điều hết sức quan trọng

Kỹ năng kèm theo

Những kỹ năng này có thể là ngoại ngữ, tính toán, sử dụng phần mềm, máy móc. Yêu cầu về kỹ năng giữa mỗi người không giống nhau. Với người hoạt động trong dịch thuật, quan hệ quốc tế, bán hàng, marketing, thì kỹ năng về ngoại ngữ sẽ là điểm cộng lớn. 

Sức khoẻ nghề nghiệp

Đừng bỏ qua yếu tố sức khoẻ nghề nghiệp. Ngoài kiến thức, kỹ năng, bạn cũng phải đảm bảo sức khoẻ đủ tốt để làm việc trong lĩnh vực yêu cầu. 

Với những công việc yêu cầu làm trong điều kiện khắc nghiệt, căng thẳng, thì sức khoẻ của bạn phải tốt hơn so với người bình thường.

Tuỳ theo từng công việc cũng như lĩnh vực nhất định, mà trình độ chuyên môn yêu cầu cũng sẽ khác biệt. Sự vững vàng trong chuyên môn, cộng với kinh nghiệm sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, đây cũng là cách để làm việc hiệu quả, phát triển bản thân hơn.

Xem thêm:

Trường công lập là gì, dân lập là gì? So sánh…

Clone là gì? Clone có ý nghĩa như thế nào trong…

Tư duy (thingking) là gì? Tư duy giúp gì trong cuộc…

Share this article

Recent posts

Popular categories

Recent comments